CÓ NÊN LẮP ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI NĂM 2021?

Sau khi biết được thông tin EVN sẽ tạm ngưng đấu nối điện dư từ hệ thống điện năng lượng mặt trời lên điện lưới, nhiều người đã băn khoăn “Có nên lắp điện năng lượng mặt trời 2021?”. Về vấn đề này, chủ đầu tư nên xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp chủ đầu tư có thêm căn cứ để đưa ra quyết định phù hợp.

1. Nhìn lại chặng đường phát triển điện mặt trời những năm qua

Điện mặt trời không chỉ phát triển mạnh trên thế giới mà còn đã và đang phát triển ở Việt Nam. Cùng điểm qua chặng đường phát triển điện mặt trời những năm qua để thấy rõ sự phát triển này.

1.1. Cơn sốt điện mặt trời những năm vừa qua

Có thể thấy trong những năm qua, điện mặt trời có tốc độ phát triển chóng mặt. Theo VEPR, tổng số hệ thống điện mặt trời áp mái trong 12 tháng (từ tháng 9/2019 đến tháng 9/2020) đã tăng tới 5 lần. Còn theo EVN, tính đến ngày 11/1/2021, tổng số dự án điện mặt trời ở Việt Nam là 101.996 với tổng công suất là 9.583 MWp. Sự phát triển này là phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Có được sự phát triển lớn mạnh ấy là bởi Việt Nam đã có nhiều chính sách, cơ chế phát triển điện mặt trời như:

  • Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 11/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời.
  • Điện mặt trời dư thừa được EVN mua lại với giá cao.
  • Các doanh nghiệp trong nước chung tay đầu tư, xây dựng hệ sinh thái điện mặt trời.

Chính vì thế, điện mặt trời đã được đông đảo người dân, doanh nghiệp biết đến và tin dùng.

điện năng lượng mặt trời những năm vừa qua
Tổng số hệ thống và công suất lắp hệ thống đặt điện mặt trời áp mái tính đến cuối tháng 9/2020 theo VEPG.

1.2. Lợi ích của điện mặt trời đem lại

Điện mặt trời được nhà nước khuyến khích và được người dân, doanh nghiệp bỏ vốn ra đầu tư bởi hệ thống này mang đến nhiều lợi ích như:

  • Với nhà nước: Giúp giảm áp lực lên lực lên lưới điện quốc gia và đưa ra được nhiều giải pháp điện năng để nâng cao chất lượng sống của người dân…
  • Với người dân, doanh nghiệp: Không ảnh hưởng đến kết cấu mái nhà; an toàn, chống nóng hiệu quả; giảm tối đa chi phí tiền điện…

1.3. Rủi ro khi lắp điện năng lượng mặt trời những năm qua

Bên cạnh những lợi ích nổi bật ở trên, lắp đặt hệ thống điện mặt trời cũng mang lại nhiều rủi ro như:

  • Rủi ro từ việc chọn sai đơn vị cung cấp và lắp đặt: Nếu đơn vị cung cấp, lắp đặt tư vấn không đúng làm cho chủ đầu tư lắp công suất quá lớn, chọn thiết bị không tốt, hệ thống không phù hợp thì không mang lại hiệu quả như mong đợi.  Chủ đầu tư sẽ khó thu hồi và tổn thất vốn.
  • Thời gian thu hồi vốn sẽ dài hơn nếu lắp thêm ắc quy: Hệ thống điện mặt trời hòa lưới chỉ cung cấp điện vào ban ngày nên ban đêm phải dùng điện lấy từ lưới điện quốc gia. Nếu muốn tích trữ điện mặt trời dùng vào ban đêm, người dùng cần đầu tư thêm ắc quy. Khi đầu tư ắc quy, chủ đầu tư phải tốn thêm một khoản phí khá lớn đẩy số vốn tăng cao. Chưa kể nếu dùng thêm ắc quy, chủ đầu tư còn tốn thêm chi phí bảo trì, bảo dưỡng bộ phận này. Điều đó làm cho thời gian thu hồi vốn dài.
  • Lắp đặt điện mặt trời không phù hợp với mục đích:
    • Nhiều nơi phát triển ồ ạt điện mặt trời trên địa bàn theo phong trào, thiếu sự kiểm soát gây quá tải lưới điện khu vực, khó khăn trong việc vận hành hệ thống điện. Cũng vì phát triển quá nhiều mà có nơi nhà máy điện mặt trời giảm 49% công suất và điện mặt trời áp mái cũng bị giảm phát theo.
    • Nhiều người đã đầu tư các hệ thống điện mặt trời áp mái có quy mô hàng MW để bán lên lưới 100% công suất. Khi hệ thống hoạt động không hiệu quả hoặc không bán được điện cho EVN và các người dùng khác, chủ đầu tư sẽ bị tổn thất lớn.

Để khắc phục được những rủi ro này, chủ đầu tư nên lắp đặt điện mặt trời hòa lưới. Trước khi lắp đặt, chủ đầu tư cần tìm hiểu kĩ tình hình lắp đặt điện mặt trời ở địa phương, xác định rõ mục đích lắp đặt của mình. Cuối cùng là chọn đơn vị cung cấp, lắp đặt uy tín.

2. Có nên lắp điện năng lượng mặt trời 2021?

Trước tình hình phát triển như trên, có nên lắp điện năng lượng mặt trời 2021 không? EVN vẫn khuyến khích lắp điện mặt trời và người dùng vẫn nên lắp điện mặt trời năm 2021 bởi:

  • Giá mua điện sẽ đi vào ổn định: Chủ đầu tư bán được điện cho EVN nên sẽ có thể kiếm tiền từ điện mặt trời. Theo thông tin của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), giá điện mặt trời áp mái năm 2021 như sau:
    • Đối với dự án vận hành từ 1/6/2017 đến 30/6/2019: 2.162 VNĐ/kWh (9,35 cent/kWh)
    • Đối với dự án vận hành từ 1/7/2019 đến 31/12/2020: 1.938 VNĐ/kWh (8,38 cent/kWh)
    • Đối với dự án vận hành từ 1/1/2021: Bộ Công thương đang nghiên cứu chính sách giá nên chưa có giá và cơ chế phát triển chính thức. Theo dự thảo giá mua điện mới thì có thể điện mặt trời áp mái sẽ chia theo quy mô công suất thành hai loại là dưới 15kWp và 15 – 1.250 kWp. Giá mua điện mặt trời giảm 30% so với mức giá cũ.
  • So với nhược điểm thì lợi ích mà điện mặt trời mang lại lớn hơn: Điện mặt trời có thể mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội cho người dân, doanh nghiệp. Các nhược điểm của hệ thống điện mặt trời đều có thể khắc phục được. Vì thế, người dân và doanh nghiệp vẫn nên đầu tư.

3. Đầu tư điện mặt trời trong năm 2021 hiệu quả

Để việc đầu tư điện mặt trời trong năm 2021 thực sự có hiệu quả, người dùng cần:

  • Chọn vị trí lắp hấp thụ nhiều ánh nắng nhất: Số lượng, cường độ bức xạ mặt trời là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến sản lượng điện mặt trời. Vì thế, căn cứ vào vị trí địa lý, đặc điểm địa hình cụ thể, chủ đầu tư cần chọn vị trí lắp đặt có nhiều bức xạ mặt trời nhất. Ví dụ như ở Việt Nam, vị trí lắp đặt tấm pin hiệu quả nhất là hướng nghiêng về phía Nam với góc từ 15 – 45 độ.
  • Chọn công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng: Nếu nhu cầu sử dụng nhiều, chủ đầu tư nên lắp hệ thống điện mặt trời công suất lớn. Ngược lại, nếu nhu cầu sử dụng điện không nhiều, chủ đầu tư nên lắp hệ thống điện mặt trời có công suất nhỏ. Tránh trường hợp lắp hệ thống công suất lớn, không dùng hết điện mà EVN chưa có chính sách mua lại gây lãng phí, khó thu hồi vốn đầu tư.
  • Cân nhắc nguồn vốn đầu tư: Một hệ thống điện mặt trời thường có vốn đầu tư ban đầu khá lớn, khoảng vài chục đến hàng trăm triệu. Thời gian thu hồi vốn trung bình từ 4 – 6 năm. Trong quá trình hoạt động, hệ thống có thể phát sinh phí bảo hành, bảo trì, thay thế thiết bị. Vì thế, người dùng cần cân nhắc thật kỹ nguồn vốn trước khi đầu tư, đặc biệt là khi nguồn vốn đó phải đi vay.
  • Lựa chọn đơn vị uy tín, chất lượng: Chất lượng thiết bị, kỹ thuật và phương án lắp đặt, chế độ bảo hành, bảo dưỡng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, chi phí, tuổi thọ hệ thống điện mặt trời. Chính vì thế, chủ đầu tư nên chọn những đơn vị cung cấp thiết bị tốt, chất lượng, có trình độ, kinh nghiệm lắp đặt và có thể tư vấn phương án lắp đặt phù hợp nhất.

Trên thị trường hiện nay, QP Energy là một trong những đơn vị cung cấp, lắp đặt điện mặt trời uy tín nhất tại Việt Nam. Hệ thống điện mặt trời áp mái nối lưới của QP Energy đạt tiêu chuẩn công nghệ Đức. Tất cả các thiết bị đều được nhập khẩu từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Qcells, Canadian Solar, JA Solar, AE Solar, SMA, Sungrow, Growatt… Vì thế, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm, tin tưởng lựa chọn QP Energy

3. Ai nên đầu tư lắp đặt điện năng lượng mặt trời 2021?

Theo QP Energy, những đối tượng sau nên lắp đặt điện năng lượng mặt trời trong năm 2021:

  • Hộ gia đình: Nhu cầu chính là để cung cấp điện sử dụng trong nhà và chỉ bán lượng điện thừa cho EVN. Hóa đơn điện mỗi tháng từ 1 triệu đồng trở lên. Lắp điện mặt trời sẽ giúp hộ gia đình giảm tiền điện mỗi tháng, đặc biệt là điện khung giá cao và có thêm thu nhập từ khoản điện mặt trời thừa bán đi. Hộ gia đình có hóa đơn điện mỗi tháng trên 1 triệu đồng nên lắp điện năng lượng mặt trời trong năm 2021
  • Doanh nghiệp, nhà xưởng, trung tâm thương mại, văn phòng: Nhu cầu sử dụng điện nhiều vào ban ngày thì lắp điện mặt trời. Lắp hệ thống này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí tiền điện sản xuất, kinh doanh, làm việc, đặc biệt là vào giờ cao điểm.

Như vậy, có nên lắp điện năng lượng mặt trời năm 2021 không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, khi lắp điện mặt trời, người dùng cần cân nhắc thật kỹ về nhu cầu sử dụng điện, tình hình tài chính và đưa ra được phương án lắp đặt phù hợp nhất. Hãy liên hệ với QP Solar theo thông tin sau để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này.

  • Địa chỉ : Số 142 Nguyễn Tất Thành, P. Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
  • Điện thoại: 085.850.4567 – 0847.67.60.67
  • Email: [email protected]
  • Website: www.nangluongtaitaoqp.vn